Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải kiến nghị bỏ kiểm tra tải trọng thiết kế của sơ mi rơ moóc vì chưa phù hợp với thực tế khách quan.


Quang cảnh buổi tọa đàm tại TP HCM
Quang cảnh buổi tọa đàm tại TP HCM

Tại tọa đàm “Quy định về tải trọng thiết kế cho xe ô tô đầu kéo và cấp khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của sơ mi rơ moóc: Thực tiễn và giải pháp” ở TP HCM ngày 27/12, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa cho rằng, việc cấp tải trọng thiết kế, tải trọng tham gia giao thông áp dụng cho sơ mi rơ moóc như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế khách quan và đặc điểm của phương tiện tổ hợp xe chuyên dụng vận chuyển hàng hóa bằng container, đồng thời, kiến nghị bỏ kiểm tra tải trọng thiết kế của sơ mi rơ moóc.

Theo các doanh nghiệp vận tải, kể từ khi Bộ Giao thông vận tải quyết định cải tạo sơ mi rơ moóc (điều chỉnh chốt kéo, cụm trục để tổ hợp xe chở một container tiêu chuẩn Quốc tế 30.480 kg không bị quá tải trọng trục), Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn cho các doanh nghiệp điều chỉnh chốt kéo, cụm trục để tăng chiều dài cơ sở theo hướng chiều dài cơ sở càng lớn thì khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông càng cao.

Nhưng thực tế, nếu so sánh giữa các sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Trung Quốc và sơ mi rơ moóc được sản xuất tại Việt Nam thì sơ mi rơ moóc sản xuất tại Việt Nam luôn luôn có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông thấp hơn rất nhiều so với sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Trung Quốc, mặc dù chiều dài cơ sở của sơ mi rơ moóc sản xuất tại Việt Nam tương đương, hoặc lớn hơn, hoặc chênh lệnh không đáng kể.

Hiện nay, các sơ mi rơ moóc được sản xuất trong nước từ trước năm 2010 đã có thể trở thành phế liệu, gây lãng phí nhiều tỷ đồng của doanh nghiệp vận tải vì nhiều thiết bị này không thể đưa vào hoạt động do tổng tải trọng sơ mi rơ moóc được cấp trước đây quá thấp, không thể chở được một container theo tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp nêu ý kiến

Quy định về tổng trọng lượng đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc rất khó để áp dụng được các quy định trên thực tế. Việc cải tạo chiều dài cơ sở của sơ mi rơ moóc là hoàn toàn không phù hợp, không những gây lãng phí cho doanh nghiệp, xã hội mà các sơ mi rơ moóc sau khi cải tạo, điều chỉnh chốt kéo, cụm trục để tăng chiều dài cơ sở thì khi lưu thông trên các đoạn đường đèo, dốc hoặc vào hệ thống kho tàng, bến bãi sẽ khó khăn hơn và dễ xảy ra tai nạn, rất nguy hiểm.

Mặt khác, bản thân thiết bị sơ mi rơ moóc chỉ là phương tiện cơ khí đơn giản, không gắn động cơ nên chỉ cần kiểm tra độ bền, khả năng chịu tải để chở/chất hàng khi được gắn/kéo bởi xe ô tô đầu kéo tạo thành tổ hợp xe. Do vậy, chỉ cần cho thử tải thực tế của phương tiện để cấp sổ lưu hành (Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), không cần phải kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật và ghi nhận đầy đủ các yếu tố tương tự như kiểm định một chiếc xe ô tô đầu kéo vào sổ lưu hành.

Từ đó, để hạn chế sự lãng phí về “tư liệu sản xuất” của doanh nghiệp, hạn chế sự khó khăn, thiệt hại về tài chính của các doanh nghiệp do phải chạy theo đầu tư phương tiện mới, theo sự thay đổi liên tục của chính sách, quy định; đồng thời, hạn chế việc nhập khẩu sơ mi rơ moóc ào ạt từ nước ngoài vào để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như trong thời gian qua, các đơn vị vận tải kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải bỏ kiểm tra tải trọng thiết kế của sơ mi rơ moóc. Đối với tổ hợp đầu kéo sơ mi rơ moóc, chỉ xử phạt về lỗi quá tải trong trường hợp xe chở hàng vượt quá tải trọng trục trên mức 30% như đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ xem xét.

Ông Phạm Văn Lợi - đại diện doanh nghiệp vận tải nêu ý kiến

Ông Phạm Văn Lợi, Giám đốc Công ty vận tải Trưởng Lợi cho biết, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp là đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải nên có sự ổn định về sơ mi rơ moóc để doanh nghiệp vận tải yên tâm đầu tư kinh doanh vận tải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts