Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Năm nay, không ít sự kiện công nghệ gây xôn xao trong thời gian dài, thậm chí tạo được tiếng vang vượt ra khỏi khuôn khổ cộng đồng Hi-tech.


Apple đã loại bỏ cổng tai nghe 3,5 mm trên iPhone 7. Ảnh: Channelnews.
Apple đã loại bỏ cổng tai nghe 3,5 mm trên iPhone 7. Ảnh: Channelnews.

2016 sẽ đi vào lịch sử ngành di động như là một trong những năm có nhiều bất ngờ nhất từ trước đến nay: Smartphone phát nổ, cổng tai nghe bị loại bỏ cho đến các thiết kế module...

Sự cố Galaxy Note 7

Tháng 9 năm nay, Samsung đã phải thu hồi hàng triệu chiếc Galaxy Note 7 do những lo ngại về vấn đề an toàn, sau hàng loạt vụ cháy nổ liên quan đến smartphone này xảy ra trên khắp thế giới. Công ty Hàn Quốc sau đó còn hứa hẹn sẽ thay thế các sản phẩm bị lỗi bằng các thiết bị an toàn hơn.

Tuy nhiên, Galaxy Note 7 sau khi được thay thế vẫn tiếp tục phát nổ khiến nhiều hãng hàng không và chính phủ các nước ban hành lệnh cấm mẫu sản phẩm này. Về phần Samsung, đến nay hãng đã thu hồi được hơn 93% lượng Note 7 bán ra tại thị trường Mỹ.

Note 7 bị thu hồi là sự cố tồi tệ nhất trong lịch sử Samsung. Ảnh: Phone Arena.

Công ty còn phải chịu thiệt hại hơn 3 tỷ USD, chưa kể uy tín và doanh số sản phẩm bán ra sụt giảm so với Apple và Google. Nhiều đồn đoán cho rằng Samsung sẽ trì hoãn việc ra mắt Galaxy S8, ít nhất cho đến khi họ tìm được nguyên nhân Note 7 cháy nổ.

Tạm biệt Nexus, Google sang chương mới với Pixel

Cũng trong 2016, Google quyết định từ bỏ dòng điện thoại Nexus, đồng thời giới thiệu bộ đôi Pixel và Pixel XL, sản phẩm được lắp ráp bởi HTC nhưng do Google thiết kế.

Sự thay đổi này mang ý nghĩa rất lớn. Kể từ 2010, các “smartphone Google” đều là sản phẩm giá rẻ, chạy hệ điều hành Android mới nhất và là kết quả hợp tác giữa Google cùng các hãng điện tử lớn như Samsung, LG hay Motorola. Dù chạy hệ điều hành thuần Google Google, Nexus vẫn là sản phẩm của hãng khác.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi Pixel ra đời và đạt thành công bước đầu. Sản phẩm có thiết kế tinh tế, camera ấn tượng cùng mức giá cao hơn bất kì chiếc Nexus nào trước nó. Thành công của Pixel đã đặt dấu chấm hết cho tương lai của Nexus, đồng thời đưa ra lời cảnh báo cho các nhà sản xuất smartphone khác.

Tạm biệt cổng tai nghe 3,5 mm

Dù cổng USB Type-C đã và vẫn được áp dụng rộng rãi trong năm 2016, mọi ánh nhìn lại đổ dồn vào một cổng kết nối khác.

Cổng tai nghe 3,5 mm cho phép người dùng nghe nhạc và điện đàm, là thứ không thể thiếu trên smartphone. Nhưng năm nay, nhiều hãng đã loại bỏ cổng kết nối này và buộc người dùng sử dụng tai nghe không dây Bluetooth hoặc thông qua bộ chuyển đổi, gây nên sự bất tiện và khó chịu cho người dùng, theo Cnet.

Cái tên gây ồn ào nhất trong năm nay chính là Apple khi tiên phong loại bỏ cổng 3,5 mm trên bộ đôi iPhone 7 và 7 Plus. Táo khuyết đồng thời còn cho phát hành phiên bản không dây của tai nghe earbuds mang tên Airpods.

Nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi này là một thất bại, trong khi cũng không ít nhận định tán thành việc sử dụng tai nghe không dây là điều tất yếu trong tương lai.

Gần đây, Motorola (nay thuộc quyền sở hữu của Lenovo) và LeEco cũng đã cho ra mắt các mẫu smartphone không có cổng tai nghe. Samsung rất có thể là cái tên tiếp theo nằm trong trào lưu này.

Smartphone thiết kế module

Sau 2016, tương lai của smartphone module vẫn rất bấp bênh. Ý tưởng về việc lắp ráp phần cứng điện thoại (camera hay pin) vốn rất được mong đợi. Những chiếc điện thoại module sẽ cho người dùng sự linh hoạt để “chế tạo” smartphone của riêng mình. Bằng các cách khác nhau, nhiều công ty đã rất cố gắng để đạt được điều này.

Chiếc G5 có thiết kế module của LG. Ảnh: Phone Arena.

Năm nay, LG giới thiệu chiếc G5 với khả năng lắp thêm các module chuyên chụp ảnh hoặc module nâng cao chất lượng âm thanh khi nghe nhạc. Motorola thậm chí còn nâng thiết kế module lên tầm cao khác với chiếc Moto Z được trang bị cổng kết nối 12 pin ở mặt lưng, có thể lắp thêm nhiều module khác.

Các module lắp thêm này được gọi là Moto Mods, bao gồm một bộ loa, một pin ngoài và một máy chiếu. Để kết nối Moto Mod với smartphone Moto Z, người dùng chỉ cần thao tác đơn giản giống như việc lắp vỏ ốp lưng cho máy.

Ngoài việc G5 không có được doanh số tốt, dự án smartphone Ara được Google giới thiệu lần đầu vào năm 2013 cũng bị hủy bỏ.

Sự tấn công của smartphone giá rẻ

Vài năm trước, một smartphone tầm trung chỉ có thể mang đến cho người dùng cảm giác tạm ổn (hiệu suất làm việc thấp, camera không ấn tượng, thiết kế không bắt mắt). Nếu muốn sở hữu sản phẩm tốt hơn, người dùng phải chi ít nhất khoảng 600 USD.

Tuy nhiên, từ 2016, một smartphone giá khoảng 400 USD đã đạt được hiệu suất làm việc tốt, ổn định, thiết kế tuyệt vời. OnePlus, hãng điện thoại mới xuất hiện vài năm gần đây với các flagship giá rẻ, nay ngày càng phát triển hơn với chiếc OnePlus 3 của mình.

Ở mức giá 400 USD, người dùng còn có thêm nhiều lựa chọn đến từ LeEco 3, Alcatel Idol 4S, Motorola Z Play hay ZTE Axon 7. Các smartphone chất lượng nhưng giá ngày càng cạnh tranh khiến smartphone cao cấp dần trở nên mờ nhạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts