Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Loại cây này được người dân huyện Kbang, tỉnh Gia Lai gọi tên là Tờ - trung, thương lái gọi là cây na, vì quả giống quả na.


Sau khi phơi khô, cây na được đóng bao để bán cho thương lái Trung Quốc
Sau khi phơi khô, cây na được đóng bao để bán cho thương lái Trung Quốc

Theo nhiều người dân địa phương, việc thương lái thu mua cây này đã diễn ra từ nhiều năm qua nhưng từ khoảng tháng 11-2016, giá bán loại cây này tăng cao khiến người dân đổ xô vào rừng tìm kiếm.

Một người dân xã Đắk Rong (huyện Kbang) là anh T. cho biết trước đây, thương lái chỉ thu mua rễ của những cây na nhỏ với giá từ 3.000-5.000 đồng/kg rễ tươi. Sau một thời gian cây dần cạn kiệt, hiện thương lái thu mua cả gốc, rễ những cây lớn, giá cao hơn nên hằng ngày có rất nhiều người dân vào rừng tìm về bán.

Họ thường đi thành nhóm từ 2-3 người để hỗ trợ nhau. Trung bình một ngày, mỗi nhóm kiếm được khoảng 500.000 đồng.

Theo một thương lái thu mua cây na tại xã Đăk Rong, những hôm thời tiết thuận lợi, có ngày mua được cả tấn gốc rễ cây na. Sau khi mua đem phơi khô rồi đóng bao sẽ có thương lái người Trung Quốc tới mua. Khi đặt vấn đề có biết ai mua, mua để làm gì thì thương lái này cũng không biết. Ở xã Đăk Rong có 3 người thường xuyên gom hàng như thế.

Ông Đinh Văn Viên, phó thôn Kon Bông 1, xã Đăk Rong, nói không biết công dụng thật sự của cây na, chỉ thấy vào mùa nắng, người dân đi rừng không mang theo nước thì có thể chặt thân cây này lấy nước uống. Loại cây này thường mọc bên bờ suối, ở tầng thấp, dưới tán rừng.

Theo ông Bùi Trọng Lượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rong, tại xã này có khoảng 4 thôn có người dân vào rừng tìm cây na. Mỗi làng có khoảng 2 thương lái, thường mua trực tiếp với người dân từ đầu làng. Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cho UBND xã vận động người dân không vào rừng chặt rễ cây này nữa.

"Không ảnh hưởng đến rừng"

Ông Trương Văn Bốn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Rong, cho rằng việc đào rễ cây na không ảnh hưởng đến rừng, thậm chí trước đây công ty còn phải cho nhân viên vào rừng chặt bớt loại cây này để không ảnh hưởng đến phát triển của các loại cây khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts