Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Năm nay, nhiều người chọn sá sùng làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán, họ ví đây là “mì chính” của nhà giàu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sá sùng còn có tác dụng trong việc chữa bệnh.


Sá sùng khô.
Sá sùng khô.

Khó phân biệt chất lượng

Theo khảo sát của PV Báo Gia đình & Xã hội, các trang mạng đăng thông tin bán sá sùng khá nhiều, với giá từ 1,8 – 4,5 triệu đồng/kg.

Sá sùng bán tại bãi đánh bắt có giá 220 – 250 nghìn đồng/kg (có lẫn dính đất cát). Sau khi rửa sạch đất cát và lộn ruột, giá bán sá sùng tươi 1 kg giao động từ 600 – 700 nghìn đồng/kg.

Được biết, sá sùng biển là loại đặc sản rất quý hiếm trên thị trường, chỉ có ở Đông Hưng (Trung Quốc) và một vài nơi ở Việt Nam như Vân Đồn (Quảng Ninh).

Người dân làm nghề này còn có tên khác là sâm đất, địa sâm. Nhưng tên phổ biến nhất là con mồi. Nó có tên là mồi bởi cơ thể chúng dai, có nhiều mùi vị ngọt,tanh. Từ xưa thuyền chài đã biết dùng sá sùng làm mồi để câu.

Xa xưa, đối với người Hà Nội sành ăn, trong món phở truyền thống của người Tràng An luôn luôn có sá sùng khô dùng để nấu nước dùng. Món phở truyền thống sẽ ngon hơn rất nhiều nếu cho sá sùng khô. Vị ngọt nhưng thanh, ngọt mà không ngấy chính là bí quyết làm nên món phở nổi tiếng của người Hà Nội.

Tại Hà Nội, chúng tôi không tìm được cửa hàng chuyên bán sá sùng mà chỉ bán online. Anh Nguyễn Văn Đắc, nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho biết: “Tôi là người Quảng Ninh nên kinh doanh luôn mặt hàng này. Gần Tết nên khá nhiều người đặt mua, thông thường cứ đặt trước mấy ngày mới có hàng”.

Anh cũng cho biết thêm, sá sùng có nhiều giá khác nhau như vậy vì phụ thuộc vào kích thước của chúng, loại to sẽ được bán với giá đắt hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cẩn thận vì có nhiều loại sá sùng được rao bán trên thị trường nhưng lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, khó thể nhận biết nếu chỉ quan sát bên ngoài, nấu không cho vị ngon ngọt như sá sùng ở Việt Nam.

Công dụng bất ngờ

Bà Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thành phần dinh dưỡng trong sá sùng có tới 18 loại acid amin tự do (chiếm đến 10,3%) trong đó glycin chiếm 3,2%, alanin chiếm 2,5%, glutamin chiếm 0,25%, succinic chiếm 0,35%. Trong số 18 acid amin có tới 8 loại là không thể thay thế phải dung nạp từ thực phẩm.

Sá sùng còn rất giàu taurin (3,2%), chất khoáng (1,2%) với 17 nguyên tố khoáng. Bà Lâm cho biết thêm, một số nghiên cứu đã chứng minh, sá sùng có thể dùng để chữa các loại bệnh như.

Thực tế đã có nhiều người dùng sá sùng để chữa nóng trong cơ thể hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm (đây là biểu hiện thường có ở những người mắc lao phổi, lao xương khớp), ho khạc đờm nhiều do phế hư, tiểu đêm nhiều, răng lợi sưng đau...

Sá sùng tươi.

Đông y cho rằng sá sùng sống trong hang sâu dưới cát nên có vị mặn, tính mát, tác dụng bổ dương, thanh nhiệt. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt sá sùng phơi hoặc sấy khô rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6 - 10g mỗi lần, chiêu với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần. Thuốc có công hiệu bổ thận, tráng dương.

Sá sùng còn thường được dùng chữa đau thắt ngực, có đờm,thiếu sữa sau sinh.Đặc biệt thích hợp với người bị ho lao,suy nhược thần kinh,lá lách.

Những người thận yếu,tiểu đêm thường xuyên có thể dùng sá sùng nấu ăn. Chính vì công dụng này, nhiều người mua sá sùng khô để tủ lạnh để nấu cháo cho trẻ bồi bổ, người cơ thể yếu cần phục hồi thể trạng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts