Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Tỉnh Tiền Giang chủ trương không phát triển đàn cũng như chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung nâng chất lượng đàn lợn tạo thuận lợi trong tiêu thụ.


Nhiều đàn lợn ở Tiền Giang càng quá lứa càng khó tiêu thụ.
Nhiều đàn lợn ở Tiền Giang càng quá lứa càng khó tiêu thụ.

Tỉnh Tiền Giang đang dẫn đầu vùng ĐBSCL với gần 630.000 con lợn. Cũng như các địa phương trong cả nước, người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang hiện nay đang “ngồi trên đống lửa” vì giá lợn hơi quá thấp, rơi vào cảnh nợ nần. Tỉnh cũng đang phải tìm mọi giải pháp để “giải cứu” đàn lợn theo chủ trương của Chính phủ.

Ông Võ Văn Ba chủ trang trại nuôi lợn ở xã Trung An, TP Mỹ Tho rất nóng lòng vì đàn lợn đã đến lứa xuất chuồng nhưng giá bán quá thấp. Dù giá lợn chỉ ở mức từ  2,5 - 2,6 triệu đồng/tạ, chăn nuôi bị thua lỗ nhưng thương lái vẫn còn kỳ kèo, không chịu mua.

“Giá lợn giảm quá thấp không bán được lại phải nuôi thêm khiến trọng lượng càng tăng, càng khiến người nuôi thêm thua lỗ. Trong khi đó, thương lái lại làm khó người nuôi, chỉ mua với số lượng có hạn rồi tìm nguồn khác rẻ hơn nữa. Tình hình chăn nuôi năm nay rất căng, lợn trại đang lỗ hơn 600.000 đồng/tạ, lợn nuôi lẻ còn lỗ nặng hơn từ 1-2 triệu/tạ”, ông Ba .

Để “giải cứu” đàn lợn, ngành chức năng và chính quyền các địa phương tỉnh Tiền Giang đang tập trung vận động nông dân ngưng tái đàn, kể cả đàn lợn sinh sản; áp dụng các biện pháp chăn nuôi để tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro do dịch bệnh; tạo điều kiện để hộ nuôi áp dụng mô hình chăn nuôi lợn theo hướng liên kết, hạn chế mô hình nuôi nhỏ lẻ; nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn, giảm giá thành.

Ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, chủ trương của tỉnh sẽ không phát triển đàn, chỉ giữ vững đàn lợn đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đàn lợn, từ đó nâng cao năng suất.

Xem Video: Giá lợn hơi xuống thấp, người chăn nuôi lỗ nặng

XEM VIDEO CLIP: ketMo0bPblg

“Với đàn giống đang có, các hộ chăn nuôi cần giữ vững về số lượng nhưng phải cải tạo để năng suất cao hơn. Sở Nông nghiệp sẽ đề xuất UBND tỉnh tổ chức hội thảo mời các doanh nghiệp, người chăn nuôi, người tiêu thụ, nhà phân phối… để bàn cách tháo gỡ, giúp người chăn nuôi qua giai đoạn khó khăn này”, ông Khánh nói.

Tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo có tổng đàn lợn trên 23.000 con, dẫn đầu toàn tỉnh. Thời gian qua, nông dân địa phương nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh và giảm giá thành, bán giá cao.

Đồng thời, tận dụng được nguồn phân, nước thải để chế biến thành phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đến nay, xã đã thành lập được 1 tổ hợp tác chăn nuôi lợn theo hướng “sạch” có hiệu quả.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đông cho biết, tổ hợp tác  nuôi lợn sạch với 7 thành viên đang hướng phát triển lên Hợp tác xã chăn nuôi lợn sạch.

“Hợp tác xã sẽ nuôi heo theo tiêu chuẩn Viet Gap từ việc vận động các trang trại trên toàn xã. Lợn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, xuất khẩu được giá, có thương hiệu trên thị trường sẽ tiêu thụ dễ hơn, các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã sẽ an tâm hơn”, ông Hạnh .

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ "giải cứu" đàn lợn của các cấp chính quyền, các ngành chức năng thì trong lúc này người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, cũng cần phải phải tự “cứu mình”.

Theo đó, bà con cần đổi mới tư duy, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chi phí, rủi ro cao, chú trọng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi…để từng bước nâng cao chất lượng đàn lợn thương phẩm, có sức cạnh tranh, có thể hướng đến xuất khẩu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts