Sáng nay (1.6), TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, năm nay sẽ có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ, ảnh hưởng đất liền nước ta.
Năm nay sẽ có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ, ảnh hưởng đất liền nước ta.
Tại Hội nghị Phòng chống thiên tai khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại Hà Nội sáng nay (1.6), TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: “Nếu hiện tượng ENSO chuyển sang trạng thái El-Nino vào nửa cuối năm 2017, sẽ tác động theo hướng giảm sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tuy nhiên tác động này chỉ rõ rệt vào nửa cuối mùa mưa bão.
Dự báo trong cả mùa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông, nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (12 cơn). Hoạt động của bão sẽ nhiều hơn so với trung bình nhiều năm vào nửa đầu mùa bão trên khu vực Bắc biển Đông. Dự báo có khoảng 3-4 cơn bão, ATNĐ đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Ngoài ra tính bất quy luật của bão sẽ tăng cao vào những năm chịu tác động của El Nino”.
Nhận định về tình hình các thiên tai sẽ xảy ra ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới, TS Hoàng Đức Cường cho biết: “Lũ, lũ quét, sạt lở đất nhiều hơn so với năm 2016, đặc biệt tại các khu vực miền núi phía Tây Bắc Bộ.
Khu vực miền núi phía Bắc có địa hình rất phức tạp với nhiều đồi núi cao, bị chia cắt hình thành các vùng khí hậu khác nhau. Thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn xảy ra thường xuyên và gây thiejt hại lớn cho các khu vực miền núi phía Bắc. Những thiên tai thường xuyên xảy ra ở khu vực này có thể kể đến như bão, ATNĐ, mưa lớn, lỹ quét, trượt lở đất và dông, tố, lốc, rét đậm, rét hại diện rộng.
Lũ quét thường xảy ra vào các tháng mùa lũ từ tháng 5 - 10 ở khu vực vùng núi Bắc Bộ như: thượng nguồn sông Đà tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái; thượng nguồn sông Lô tỉnh Hà Giang; thượng nguồn sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Cạn”.
Một trong những hạn chế của công tác dự báo theo TS Hoàng Đức Cường đó là: “Hiện nay ở nước ta chưa thể dự báo được các loại thiên tai như dông, tố, lốc, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mới có khả năng cảnh báo nguy cơ có khả năng xảy ra lũ quét tại một vùng hoặc khu vực rộng. Công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất cho vùng núi Việt Nam chủ yếu dựa trên thống kê và các bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất. Công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chưa được xây dựng hoàn chỉnh, chưa được đầu tư nghiên cứu, chưa có các phương án tiên tiến cảnh báo lũ quét, sạt lở đất đồng thời chưa được đầu tư đồng bộ với các thiết bị đo đạc tự động, viễn thám”.
“Chính vì vậy các tỉnh miền núi phía Bắc phải tập trung theo hướng lấy phòng ngừa là chính, dựa vào nhân dân là chính, chính quyền cơ sở là chính. Đầu tư trong giai đoạn phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với giai đoạn ứng phó, khắc phục hậu quả”- TS Hoàng Đức Cường, cho biết thêm.
Xem Video: Năm 2017, sẽ có khoảng 15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
XEM VIDEO CLIP: if97s3gM_BI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét