Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Dân trí Trước Kiến nghị của Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam về mức độ vi phạm của BS Hoàng Công Lương chỉ là thiếu sót về thủ tục hành chính, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ luật, Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn Phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, về tính pháp lý của việc khởi tố bác sĩ Lương.
 >> Vụ chạy thận tử vong: Hội Hồi sức kiến nghị lên Bộ Công an
 >> Vụ 8 người chết khi chạy thận: Bắt giam 3 đối tượng

 Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn Phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn Phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Theo TS. Luật sư Lê Văn Thiệp, căn cứ vào lý do để Công an tỉnh Hòa khởi tố Bác sĩ Hoàng Công Lương là "chưa có biên bản bàn giao" là không đủ căn cứ bởi lẽ:

- Thứ nhất, theo Quy chế khám chữa bệnh do Bộ y tế ban hành đã quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh trong các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc mua bán, tiếp nhận thiết bị, vật tư y tế là của bộ phận hành chính hoặc những người có trách nhiệm, quyền hạn được Giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Như vậy bác sĩ khi thực hiện khám chữa bệnh chỉ chịu trách nhiệm với y lệnh của mình chứ không phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh đã được Bệnh viện tiếp nhận bàng các giao dịch hợp pháp.

- Thứ hai, Kết luận giám định đã khẳng định nguyên nhân gây tử vong cho các bênh nhận đang chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình là do chất lượng nước có tồn dư hóa chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép hàng trăm lần.

Như vậy việc chưa có biên bản bàn giao của đơn vị bảo dưỡng với Bệnh viện là lỗi của Giám đốc bệnh viện hoặc người được giao nhiệm vụ giao nhận thiết bị, vật tư chứ không phải lỗi của Bác sĩ Hoàng Công Lương.

Thủ tục bàn giao là thủ tục hành chính, và việc bàn giao không làm thay đổi chất lượng nước dùng để chạy thận nên suy luận như hiện nay đã làm sai lệch bản chất của vụ việc, gây oan sai cho người không phạm tội.

- Thứ hai, trong sự việc trên, mối quan hệ nhân quả dẫn đến bệnh nhân bị tử vong là do chất lượng nước dùng để chạy thận, mà chất lượng nước do đơn vị cung cấp, bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo hợp đồng gây ra, đây là lỗi trực tiếp của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng thiết bị lọc nước và trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện và những người có trách nhiệm liên quan chứ không phải Bác sĩ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh.

Cũng theo quy chế khám chữa bệnh, Bác sĩ không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật tư y tế mà mình sử dụng trừ khi phát hiện được bằng mắt thường những dấu hiệu cho thấy thuốc chữa bệnh, vật tư y tế năm ngoài danh mục, đã hết hạn sử dụng hay có tác động vật lý gây nứt vỡ, biến dạng hoặc làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật tư y tế...

- Thứ ba, Bác sĩ đã thực hiện đúng y lệnh theo nhiệm vụ được giao và phát sinh trong không gian, thời gian "Giờ làm việc" - thời gian mà pháp luật quy định. Thủ tục bàn giao bằng văn bản hay lời nói là trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện, giả thiết chỉ việc chờ thủ tục hành chính mà bệnh nhân tử vong thì khi đó trách nhiệm thuộc về ai???? hay hậu quả do người dân gánh chịu.

Từ những phân tích trên, Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng việc khởi tố Bác sĩ Hoàng Công Lương là không có căn cứ pháp luật, không tuân thủ quy chế khám chữa bệnh của Bộ y tế và các quy định khác của pháp luật. Việc xử lý hình sự như đã nói ở trên đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ gây tâm lý hoang mang cũng như áp lực cho các Bác sĩ trên cả nước, ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh cho người dân.

Tuấn Hợp

Tag :khởi tố bác sĩ, tử vong chạy thận, Luật sư Lê Văn Thiệp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts