Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Các nhà nghiên cứu của Kaspersky đang điều tra một làn sóng tấn công mới của ransomware nhắm vào các tổ chức trên toàn thế giới. Đây là một tấn công vô cùng phức tạp bao gồm nhiều hình thức tấn công.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Những phát hiện ban đầu của Kaspersky cho thấy đây không phải là biến thể của Ransomware Petya như đã đưa tin, mà đây là một ransomware mới chưa từng thấy trước đây. Đó là lý do tại sao Kaspersky đặt tên nó là NotPetya.

Theo Kaspersky, dữ liệu từ xa của họ cho thấy đã có khoảng 2.000 cuộc tấn công cho đến thời điểm này. Các tổ chức bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở Nga và Ukraine và thêm nhiều cuộc tấn công khác ở Ba Lan, Ý, Anh, Đức, Pháp, Mỹ và nhiều quốc gia khác. 

Đây là một tấn công vô cùng phức tạp bao gồm nhiều hình thức tấn công. Kaspersky cho biết rằng, họ có thể xác nhận là một lỗ hổng EternalBlue đã được chỉnh sửa và được sử dụng cho sự lây lan này trong mạng lưới doanh nghiệp. Lỗi hổng về mối đe dọa này là: DangeroundObject.Multi.Generic.

Các chuyên gia Kaspersky mong muốn phát hành các chữ ký mới, bao gồm cả thanh phần System Watcher càng sớm càng tốt và xác định liệu có thể giải mã được dữ liệu đã bị khóa trong cuộc tấn công hay không với ý định phát triển công cụ giải mã sớm nhất có thể.

Qua đó, Kaspersky khuyến nghị tất cả các doanh nghiệp cập nhật ngay phần mềm Windows, kiểm tra các giải pháp bảo mật và chắc chắn là đã sao lưu dữ liệu cũng như phát hiện được ransomware kịp thời.

Các khách hàng doanh nghiệp của Kaspersky cũng được khuyến nghị như sau: Đảm bảo các phương pháp bảo mật đã được kích hoạt và bật thành phần KSn/System Watcher. Và sử dụng tính năng AppLocker để vô hiệu hoá các hoạt động của bất kì tập tin nào có tên "perfc.dat" cũng như Tiện ích PSExec từ bộ Sysinternals Suite.

Dự kiến chi phí một mét đường dự án Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỷ đồng, phá vỡ "kỷ lục" trước đây.


Đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có giá gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô
Đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có giá gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô

Hà Nội đang triển khai dự án cuối cùng trên tuyến vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, và nếu được Thủ tướng thông qua chủ trương đầu tư trong tháng 7 thì thành phố sẽ ra quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ngay để có thể khởi công vào đầu năm 2018. 

Những "kỷ lục" liên tục bị phá vỡ

Ông Vũ Hà, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội, cho biết dự án nêu trên có chiều dài 2,2 km, tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.800 tỷ đồng.

"Để làm tuyến đường này sẽ phải giải phóng mặt bằng 2.044 hộ dân, trong đó quận Ba Đình 1.241 hộ, quận Đống Đa 803 hộ; tái định cư hơn 2.200 hộ", ông Hà nói và thông tin thêm, dự án có diện tích thu hồi rất lớn với hơn 159.000 m2, trong khi giá đất tại khu vực quận Đống Đa, Ba Đình rất cao, khiến chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư lên đến hơn 6.400 tỷ đồng, phần dành cho xây lắp khoảng 1.100 tỷ đồng. 

Như vậy, chi phí làm một mét đường ở tuyến Vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỷ đồng; tiền giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 82% tổng đầu tư dự án. Đây sẽ là đường đắt nhất Thủ đô đến nay, phá vỡ các "kỷ lục" trước đó.

Cụ thể như, đường Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái dài 570 m, tổng mức đầu tư trên 1.100 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 800 tỷ đồng; bình quân chi phí làm một mét đường ở dự án này là gần 2 tỷ đồng.

Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, dài hơn 500 m, tổng mức đầu tư 969 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỷ đồng; giá gần 1,8 tỷ đồng một mét đường.

Đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa, dài trên 500 m, tổng đầu tư hơn 700 tỷ đồng, trên 500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng; giá 1,2 tỷ đồng một mét đường...

Người dân chia tách hộ "đón đầu" dự án

Lý giải kinh phí "khủng" của nhiều dự án hạ tầng giao thông Hà Nội, ông Vũ Hà cho rằng một số tuyến đường trên các vành đai đã có quy hoạch, xác định chỉ giới từ năm 1998, song gần đây mới được triển khai khiến tổng vốn đầu tư tăng cao.

Đơn cử với dự án vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục, ông Vũ Hà nói năm 2006, Ban dự án trọng điểm đã nghiên cứu lập dự án mở rộng trình thành phố Hà Nội, tuy nhiên do nguồn vốn khó khăn nên thành phố không phê duyệt toàn bộ mà phân kỳ đầu tư từng phần các đoạn như hầm Kim Liên, Ô Đông Mác, Hoàng Cầu - Voi Phục.

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Hà Nội, cũng cho rằng nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường ở Thủ đô được dư luận ví von "đắt nhất hành tinh", là vì Hà Nội đã không quyết liệt mở rộng theo quy hoạch vào năm 1998.

"Ví dụ với vành đai 1, do chậm trễ triển khai đồng bộ nên thiếu kết nối trên toàn tuyến, hiệu quả sử dụng tuyến đường không cao, chưa kể giá đất tăng lên nhiều năm gây tăng kinh phí giải tỏa", ông Đào Ngọc Nghiêm nói. 

Tương tự, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, các tuyến vành đai 2, vành đai 2,5 đã được quy hoạch gần 20 năm song đến nay vẫn còn dang dở, và theo quy luật khi chậm đầu tư thì lại tăng giá do giá đất được điều chỉnh hàng năm. Trong khi đó, thành phố không thể khống chế gia tăng dân cư trong khu vực đã quy hoạch, nhiều gia đình chia tách hộ, mua đi bán lại khiến dân số tăng qua thời gian dài. 

Đồng quan điểm, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, phân tích: "Khi thành phố có chủ trương đầu tư hạ tầng, người dân khu vực đó sẽ đầu cơ. Họ trồng thêm cây, xây tường, tách hộ khẩu để tăng tiền đền bù mà chính quyền không thể ngăn cản được. Từ đó, tăng chi phí bồi thường, giải tỏa".

Giải pháp tránh "vòng luẩn quẩn" chi phí làm đường đô thị

Ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng các dự án hạ tầng của Hà Nội từ vành đai 1 đến vành đai 2, 2,5... đều phụ thuộc vào ngân sách, khi thiếu vốn thì dự án đình trệ và sự chậm trễ lại dẫn đến đội vốn lên nhiều lần. "Đây là một vòng luẩn quẩn", ông nói.

Theo ông Liêm, nguyên lý khi mở đường là thu hồi toàn bộ khu vực đô thị mà tuyến đường dự định đi qua với giá đất như nhau. Sau đó, thành phố tiến hành đấu giá đất để lấy tiền làm đường, doanh nghiệp sử dụng đất sẽ xây dựng chung cư để người dân tái định cư tại chỗ. Qua đó, tuyến đường không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm tăng giá trị đất đai trong cả khu vực.

"Đây là kinh nghiệm từ nhiều thành phố trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, ngành nào biết ngành đó, anh giao thông chỉ biết làm đường, không quan tâm phát triển giá trị đất đai", ông Liêm nói và nhận xét, với cách làm hiện nay, chỉ có những người ở mặt đường được hưởng lợi từ dự án hạ tầng, không bình đẳng với những người phải di dời, tái định cư đến nơi khác. 

Ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội, chia sẻ sự đồng tình với giải pháp ông Liêm đưa ra. Theo ông, nếu thu hồi được đất hai bên đường để xây dựng nhà chung cư thì sẽ hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, cả tuyến đường được chỉnh trang đồng bộ.

Nhiều người cứ nghĩ thuê xe hoặc vay tiền ngân hàng mua xe chạy Uber, Grab sẽ có thu nhập cao nhưng thực tế để kiếm được 200.000 đồng/ngày là vô cùng vất vả.


 Thu nhập của người chạy Grab, Uber ngày càng giảm vì bị cạnh tranh khốc liệt. Ảnh minh hoạ
Thu nhập của người chạy Grab, Uber ngày càng giảm vì bị cạnh tranh khốc liệt. Ảnh minh hoạ

Cách đây hơn một năm, anh Thông – một tài xế ở TP HCM bỏ ra 200 triệu đồng và vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất 0,8%/ tháng để mua xe chạy Uber. Mới đầu, Thông rất sung sức chạy bình quân 12-14 giờ/ngày với doanh thu khoảng 1,5 triệu đồng/ngày. Sau khi trừ tiền xăng, chi phí bảo trì khoảng 350.000 đồng, nộp thuế và chi trả cho Uber 25% (khoảng 370.000 đồng), trả vốn và lãi cho ngân hàng 400.000 đồng/ngày. Tính ra, anh Thông có thu nhập khoảng 200.000- 300.000 đồng/ngày.

Trò chuyện với phóng viên, anh Thông cho biết: "Ban đầu, tôi rất hào hứng tìm kiếm khách hàng nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, số lượng xe Uber tăng lên rất nhiều, sức lực của lái xe, chất lượng xe cũng xuống cấp sau một thời gian liên tục "cày xới" quá tải. Từ đó, khách đi xe thưa dần, doanh thu bắt đầu giảm xuống còn 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày. Sau khi trừ các chi phí liên quan, trả nợ ngân hàng, tôi chỉ còn thu nhập 200.000 đồng/ngày chỉ đủ nuôi sống bản thân".

Tương tự, anh Lê Anh Tuấn từ một tài xế taxi Mai Linh chuyển sang thuê xe của người khác để chạy Grab. Nhưng thu nhập của Tuấn không khá hơn bởi các chi phí liên quan cộng với tiền thuê xe 350.000 đồng/ngày đã "nuốt" gần hết doanh thu khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Anh Nguyễn Văn Phương - một tài xế Grab khác cũng cho hay gần đây anh chạy 14 giờ/ngày cũng không thể đạt được doanh thu 1,5 triệu đồng/ngày như năm ngoái. Bởi cùng một con đường khoảng 5km có đến vài trăm xe Uber, Grab, taxi chào đón khách. Đó là chưa kể lực lượng lượng chạy Grab, Uber "ôm" cũng phát triển tràn lan. "Do đó, sau khi trừ chi phí, thu nhập của của tài xế Uber, Grab chỉ còn vài trăm ngàn đồng/ngày là điều dễ hiểu"- Phương nói .

Thế nhưng, không ít lái xe Uber, Grab giàu kinh nghiệm cho rằng vẫn có được thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng nếu tài xế biết tính toán phương thức chạy xe.

Theo anh Minh (người đã có hơn 2 năm lái xe Grab), trước hết chủ xe không nên vay ngân hàng quá 50% giá trị xe vì chi phí cho lãi suất là khá nhiều. Tài xế cần tuân thủ thời gian chạy xe 4 giờ phải nghỉ ngơi 30 phút nhằm bảo đảm sức khỏe, giảm thiểu chi chí bảo trì xe. Nếu không sau chỉ 1 năm hành nghề, lái xe sẽ không sức lực để chạy 10 giờ/ngày, đồng thời chất lượng của xe cũng giảm sút.

Vào giờ cao điểm, tài xế không nên chọn lọc khách hàng chấp nhận giá cước cao bởi giao thông có thể bị tắc nghẽn, tiêu tốn rất nhiều thời gian, chưa chắc cuốc xe này đã có doanh thu bằng 2 -3 cuốc xe có giá cước thấp.

Đề giảm thiểu chi phí, tăng thu nhập, anh Tuấn Anh- tài xế Uber khuyến cáo chủ xe không nên chạy rông mà nên in danh thiếp để kiếm khách mối hoặc khách đi hợp đồng xa, thuê xe đi du lịch… Từ đó, sau vài tháng hành nghề, tài xế sẽ có 1 lượng khách hàng ổn định và hầu như chạy tour suốt.

Mặt khác, khi Uber hay Grab có chương trình hỗ trợ thì chủ xe nên tranh thủ yếu tố này để tăng thêm thu nhập. Ví dụ, vào giữa tháng 6, Uber hỗ trợ cho 750.000 đồng cho tài xế chạy được 35 chuyến trong 3 ngày và trong hai ngày tiếp theo nếu chạy được tổng cộng 60 chuyến thì số tiền hỗ trợ lên tới 1 triệu đồng.

Kiên và Yến yêu nhau đã được 5 năm, cũng như nhiều cặp đôi khác là sau khi trải qua các giai đoạn nắm tay ôm hôn thì đòi hỏi chuyện “vượt rào”. Vậy nhưng lần nào Kiên gạ gẫm vào nhà nghỉ thì Yến một mực từ chối, chẳng phải Yến không tin tưởng vào bạn trai mình hay sợ sau khi dâng hiến thì Kiên sẽ đá mình đi tán tỉnh cô gái khác. Mà vốn Yến là một cô gái hơi cổ hủ, cô sống chết giữ gìn cái ngàn vàng của mình bằng được để chờ đến đêm tân hôn thiêng liêng thì dâng hiến cho người chồng của mình.


Yêu 5 năm quyết giữ ‘cái ngàn vàng’ để rồi đêm tân hôn chồng chỉ cởi áo vợ rồi tuyên bố...
ảnh minh họa

Hơn nữa nhìn vào mấy cô bạn gái của mình sau khi dâng hiến đời con gái cho bạn trai thì bị đá đau đớn quá đến mức tự tử khiến Yến sợ mà không muốn mình rơi vào thảm cảnh đó. Vậy nhưng với Kiên thì ngược lại, dù được bạn gái bảo giữ gìn cho mình đến khi cưới nhưng anh vẫn hậm hực vô cùng. Thậm chí nhiều lúc Kiên còn nghĩ Yến thất tiết rồi nhưng nói dối mình. Chẳng thế mà anh quyết định ngỏ lời cầu hôn Yến luôn…để đỡ kiềm chế khổ sở như thế này.
Cứ tưởng sắp làm đám cưới thì Yến sẽ cho mình thoải mái nên Kiên đặt một chuyến du lịch đi chơi xa. Thế nhưng tình hình chẳng khả thi vì khi đặt phòng phòng thì Yến vẫn một hai đòi đặt ngủ phòng riêng biệt. Khỏi phải lúc đó Kiên hậm hực như nào.
- Gì chứ?? Không lẽ sắp cưới rồi mà em vẫn không cho anh??
-Chính vì sắp cưới nên em mới giữ gìn. Mấy năm anh kiềm chế được có làm sao đâu cơ chứ?? Em muốn đêm tân hôn của chúng mình thật trọn vẹn.
- Được rồi. Em muốn giữ gìn đến cùng chứ gì?? Vậy thì anh sẽ cho em toại nguyện.
Quả thật kể từ sau đó thì Yến không còn thấy Kiên đòi hỏi gì mình về chuyện ấy nữa. Cứ thế thời gian trôi qua cho đến ngày cưới của hai người, hai nhìn vào cũng ngưỡng mộ với tình yêu đẹp của Yến và Kiên. Sau khi khách khứa về hết thì Yến leo luôn lên phòng tân hôn tắm rửa và chuẩn bị cho đêm dâng hiến đáng nhớ dành cho chồng mình. Sau 20 phút tỉ ỉ trong nhà tắm bước ra thì Kiên đã bế Yến lên giường rồi ôm hôn ngấu nghiến.
Yến nhắm mắt sẵn sàng trao cho chồng đời con gái của mình, vậy nhưng đêm tân hôn hôm đó Kiên chỉ hôn ngực đúng 2 phút rồi anh tỉnh bơ nhìn vợ.
- Xong rồi đấy. Em mặc lại áo ngực rồi đi ngủ đi.
- Đi ngủ ư?? Anh đang đùa em đúng không?? Đêm nay là đêm tân hôn của vợ chồng mình cơ mà. Yếu nhau suốt 5 năm anh luôn gạ gẫm chuyện đó…thế sao giờ….Không lẽ anh không tin em còn trong trắng??
- Tất nhiên là không. Nhìn ngực em là anh biết em vẫn còn trong trắng rồi.
- Vậy thì vì sao anh không muốn tân hôn??
Yến vừa nói vừa cầu mong rằng chồng đang trêu đùa mình. Vậy nhưng Kiên vẫn lạnh lùng tỉnh bơ đáp.
- Em thích như thế mà, anh đang giữ gìn cho em đấy thôi. Nếu em đã muốn giữ cái ngàn vàn như vậy thì anh sẽ để em là con gái đến trọn đời.

Đêm Tân Hôn Lừa Cho Chồng Say Nào Ngờ 3 Giờ Sáng Anh Tỉnh Dậy "Quất" Cho Tôi Một Trận Tơi Bời

XEM VIDEO CLIP:

- Anh giận em vì thế sao?? Em giữ cùng là để cho anh….
- Nhưng em lại khiến anh mất hứng rồi….vậy nên em cứ để cái ngàn vàng mà thờ đi nhé. Muốn “thỏa mã” thì chỉ cần ra đường kêu gái làng chơi thôi mà.
Nói rồi Kiên bình thản đắp chăn đi ngủ, còn Yến thì sững sờ không nói thành câu. Cô thật sự không ngờ…chồng mình lại như thế. Yến tự nghĩ chẳng lẽ cô giữ gìn đời con gái cho anh đến tận đêm tân hôn cũng là sai. Đêm tân hôn hôm đó chỉ toàn là nước mắt của Yến còn Kiên thì vẫn bình thản coi như không có chuyện gì.
Kết hôn cả tháng ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ…nhưng đâu biết mỗi đêm Yến và Kiên đều không ngủ chung giường với nhau. Yến thật sự không biết phải làm sao nữa…

Đêm tân hôn cuồng nhiệt nhưng kết thúc đẫm nước mắt của anh chàng đi xe lăn

XEM VIDEO CLIP:


Tay vợt nữ số bốn thế giới khoe bụng bầu sáu tháng trong bức ảnh đăng trên tạp chí thời trang Vanity Fair.


 Serena khỏa thân trên tạp chí Vanity Fair.
Serena khỏa thân trên tạp chí Vanity Fair.

Bức ảnh sẽ xuất hiện trên trang bìa của Vanity Fair số ra tháng 8 tới. Serena chụp trong tư thế quay nghiêng người, che ngực và chỉ mặc một chiếc quần nhỏ.

Serena đang chuẩn bị chào đón con đầu lòng. Tay vợt phát hiện mang thai hồi tháng 1/2017, ngay trước giải Australia Mở rộng. Để chắc chắn, Serena đã kiểm tra sáu lần và đều có kết quả dương tính.

Cha của em bé là Alexis Ohanian, đồng sáng lập mạng xã hội Reddit. Ohanian và Serena đính hôn hồi tháng 12/2016. Hai người dự tính sẽ kết hôn vào mùa thu tới, sau khi đón em bé chào đời.

Sau khi mang thai, Serena nghỉ thi đấu hoàn toàn. Ngôi sao từng 23 lần vô địch Grand Slam đơn nữ nhanh chóng rơi từ vị trí số một xuống số bốn trên bảng quần vợt WTA.

Serena bắt đầu sự nghiệp từ đầu thập niên trước. Sau gần hai thập niên thi đấu, tay vợt 35 tuổi kiếm được 84,4 triệu đôla tiền thưởng.

Chỉ một ngày đã có khoảng 2.000 cuộc tấn công từ loại Ransomware mới, ảnh hưởng đến nhiều công ty, tổ chức ở Ukraine, Nga và nhiều nước khác.


Nhiều ngân hàng, máy ATM cho tới nhà ga, sân bay ở Ukraine phải tạm ngưng hoạt động vì máy tính bị tấn công, mã hoá dữ liệu bởi loại virus mới. Ảnh: Reuter.
Nhiều ngân hàng, máy ATM cho tới nhà ga, sân bay ở Ukraine phải tạm ngưng hoạt động vì máy tính bị tấn công, mã hoá dữ liệu bởi loại virus mới. Ảnh: Reuter.

Theo Kaspersky Lab, khác với dự đoán ban đầu, loại virus tống tiền mới bùng phát tại châu Âu từ 27/6 không phải là biến thể của mã độc tống tiền (ransomware) Petya, mà có thể là một loại virus hoàn toàn mới chưa từng bị phát hiện trước đây, tạm thời được đặt tên là NotPetya. 

Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của NotPetya cũng được đánh giá khủng khiếp và có thể tác động tương tự trường hợp WannaCry xảy ra hồi tháng trước. Ước tính chỉ sau một ngày đã có khoảng 2.000 cuộc tấn công nhắm vào hàng loạt công ty và tổ chức trên thế giới. Ảnh hưởng nhiều và nặng nhất là các công ty, công sở ở Nga và Ukraine. Nhiều sân bay, ngân hàng, trung tâm thương mại... thậm chí cả công ty năng lượng, viễn thông đã phải tạm dừng hoạt động.

Theo Reuter, không lâu sau khi được phát hiện ở Ukraine, nhiều hệ thống máy tính tại các doanh nghiệp lớn khác ở châu Âu cũng bị loại virus mới tấn công. Các trường hợp đã được ghi nhận tại Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch. Điển hình như hệ thống máy tính của hãng quảng cáo WPP (Anh) buộc phải ngưng hoạt động. Website của công ty vận chuyển nổi tiếng Maersk thậm chí còn bị sập.

Máy tính bị NotPetya tấn công bị vô hiệu, mã hoá dữ liệu và đòi tiền chuộc tương tự như WannaCry.

Cách thức tấn công của loại mã độc tống tiền mới, NotPetya, được cho cùng phương thức với WannaCry khi tận dụng lỗ hổng EternalBlue của hệ điều hành Windows, sau đó chiếm quyền kiểm soát, mã hoá dữ liệu và đòi tiền chuộc mới giải mã. Theo Kaspersky Lab, mối đe doạ có thể nằm ở tập tin có tên: DangeroundObject.Multi.Generic.

Virus tống tiền ở châu Âu đang lan rộng

XEM VIDEO CLIP:

Để phòng ngừa trước sự tấn công của loại virus tống tiền mới, người dùng cũng như các doanh nghiệp cần cập nhận ngay phần mềm Windows, sao lưu dữ liệu quan trọng và kiểm tra các giải pháp bảo mật nhằm phát hiện được ransomware kịp thời. Đối với các hệ thống bảo vệ của Kaspersky cần kích hoạt và bật thành phần KSn/System Watcher, sử dụng tính năng AppLocker để vô hiệu hoá hoạt động của bất kì tập tin nào có tên “perfc.dat" cũng như Tiện ích PSExec từ bộ Sysinternals Suite.

TP.HCM sẽ phá dỡ 7 thủy đài hình nấm để lấy mặt bằng xây dựng các dự án bãi giữ xe cao tầng nhằm phục vụ nhu cầu giữ xe của các cửa hàng, công ty, nhà dân trên địa bàn thành phố.


TP.HCM sử dụng mặt bằng thủy đài làm bãi giữ xe cao tầng
ảnh minh họa

UBND TP.HCM vừa đồng ý cho tháo dỡ 7 thủy đài chứa nước được xây dựng từ hàng chục năm trước để xây dựng các dự án bãi xe cao tầng phục vụ nhu cầu người dân.

Cụ thể các thủy đài ở số 7 đường 3 tháng 2 (quận 10), số 178 đường Lê Đại Hành (quận 11), số 175A Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh), số 17 Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận), số 1 Hoàng Diệu (quận 4), số 105/19H đường Trần Hưng Đạo (quận 5) và 192/2 đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp). 

Theo đại diện Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), hiện các thủy đài đã xuống cấp, dự kiến khu đất sau khi phá dỡ thủy đài sẽ xây dựng các nhà giữ xe cao tầng, nhà kho kết hợp với bể chứa nước ngầm.

Dự kiến trong quý III năm nay, Sawaco sẽ tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh), sau đó các thủy đài khác sẽ lần lượt được tháo dỡ và xúc tiến việc khai thác mặt bằng xây dựng bãi đậu xe cao tầng và các công trình phụ trợ khác. 

Hiện ở TP.HCM có 8 thủy đài hình nấm bằng bê tông, cốt thép với dung tích từ 1.200 m3 - 8.500 m3 xây dựng từ năm 1965 - 1969 nhưng chưa từng được sử dụng. Ngoài 7 thủy đài sẽ tháo dở, UBND TP.HCM đồng ý giữ lại thủy đài hình nấm ở Công trường Quốc tế để làm di tích. 

Hiện, các thủy đài đã xuống cấp, không thể sử dụng như công suất thiết kế. Ngoài ra, còn có 6 thủy đài nhỏ sức chứa 50 m3-150 m3 phục vụ cho việc cấp nước cục bộ cho các chung cư nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố.  

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts