Giám đốc điều hành của SpaceX và Tesla đang tài trợ cho một dự án mang tên Neuralink với tham vọng hợp nhất não người với máy tính, tạo ra một dạng siêu trí tuệ mới.
Tỷ phú xe điện, giám đốc hãng Telsa và SpaceX Elon Musk.
Theo tờ The Wall Street Journal, dự án mang tên Neuralink đang ở giai đoạn hình thành, chưa được tiết lộ nhiều với báo giới. Neuralink sẽ tập trung vào việc chế tạo ra các thiết bị có khả năng cấy ghép vào não người nhằm mục đích gia tăng hiệu suất não bộ, và cho phép người dùng tương tác với thiết bị điện tử dễ dàng.
Sự xuất hiện của dự án Neuralink đã được Elon Musk tiết lộ từng phần trong khoảng thời gian 6 tháng trước hoặc hơn.
"Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần sự dung hợp giữa trí tuệ sinh học và trí thông minh điện tử có khả năng xảy ra. Nhưng vấn đề cần chú trọng ở đây đó là lượng băng thông đủ mạnh cho sự kết nối giữa hai đối tượng, đặc biệt là đầu ra." Elon Musk phát biểu tại Dubai.
Hơn nữa, Neuralink sẽ theo đuổi công nghệ "neural lace" (ren thần kinh) với mục đích tạo ra một giao diện não máy tính mà con người có thể sử dụng để cải thiện bản thân
Tuy nhiên, những loại giao diện máy tính xuất hiện ngày nay chỉ có trong khao học viễn tưởng. Trong lĩnh vực y tế, các mảng điện cực và mô cấy ghép đã được sử dụng để làm suy yếu tác động của bệnh Parkinson, động kinh, cũng như các bệnh thoái hóa cơ khác.
Trên thế giới có rất ít con người có các loại cấy ghép phức tạp bên trong hộp sọ của họ, trong khi số bệnh nhân với các thiết bị mô phỏng hoạt động cơ bản cũng chỉ vào khoảng chục ngàn người.
Lí do của việc này là bởi việc cấy ghép não người vô cùng nguy hiểm và xâm phạm tới việc vận hành bình thường của não bộ, và chỉ những người đã cạn kiệt các phương thức chữa bệnh khác mới chọn việc phẫu thuật cấy ghép như là một kế sách cuối cùng.
Ý tưởng này đã thu hút một lượng lớn số lượng người quan tâm trong giới khoa học công nghệ ở Thung lũng Silicon và những người theo chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển nhân loại trong tương lai bằng những ý tưởng đột phá bất chấp những nguy hiểm khó lường của dự án.
Mới đây, Kernel - một công ty khởi nghiệp được thành lập bởi đồng sáng lập của tổ chức Braintree, Bryan Johnson, đã tài trợ số tiền khoảng hơn 100 triệu đô la bằng chính tiền túi của mình cho Đại học Nam California nhằm nâng cao nhận thức của con người.
"Chúng ta biết rằng nếu ta cấy một con chip vào não bộ và phát tín hiệu điện từ, các triệu chứng của bệnh Parkinson sẽ bị loại bỏ. Phương pháp này đã được áp dụng cho bệnh viêm dây thần kinh xương sống, béo phì, bệnh biếng ăn, nhưng việc chẩn đoán và giải mã trí óc hiện vẫn chưa thực hiện được." Bryan Johnson chia sẻ với The Verge.
Vì thế, việc phát triển các thiết bị cấy ghép vào não người vẫn còn rất hạn chế. Các nhà nghiên cứu thần kinh học với công nghệ, điều kiện hiện nay vẫn chưa có đủ khả năng để thu nhập thông tin về các liên kết nơ ron trong não của con người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét