Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Dân trí Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, các tỉnh thành có thể thành lập hoặc không thành lập 6 Sở Nông nghiệp, Ngoại vụ, Du lịch, Thông tin, Khoa học và Ban Dân tộc.
 >> “Sáp nhập Sở sẽ đụng chạm lợi ích của nhiều người”
 >> Nhiều địa phương “lắc đầu” sáp nhập Sở, Bộ Nội vụ vẫn kiên quyết

Sở Xây dựng sẽ được hợp nhất với Sở GTVT (Ảnh minh họa)
Sở Xây dựng sẽ được hợp nhất với Sở GTVT (Ảnh minh họa)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, thành. Về tổ chức các sở thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ Nội vụ chia làm 2 nhóm, gồm 12 sở tổ chức thống nhất ở các địa phương và 6 sở tổ chức theo điều kiện đặc thù ở từng địa phương.

Với nhóm 6 sở đặc thù, Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứu vào điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc thành lập hoặc không thành lập. Trường hợp không thành lập các sở đó thì chức năng tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các sở này được giao cho sở tương ứng.

Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nếu các tỉnh thành không thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì giao Sở Hạ tầng và phát triển đô thị hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Lĩnh vực ngoại vụ và dân tộc giao Văn phòng UBND tỉnh quản lý.

Lĩnh vực du lịch, thông tin và truyền thông, nếu các tỉnh thành không thành lập sở chuyên môn thì giao Sở Văn hóa, Thể thao quản lý và đổi tên Sở này thành Sở Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch.

Lĩnh vực khoa học và công nghệ, trường hợp các tỉnh thành không thành lập Sở Khoa học và Công nghệ thì giao Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và đổi tên thành Sở Giáo dục và Khoa học, công nghệ.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trình Thủ tướng quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành khác, tạo cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương xem xét, quyết định thành lập theo thẩm quyền.

Nhóm 12 sở tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm Sở Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Y tế… Trong nhóm này còn có Sở Kế hoạch – Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Kế hoạch – Tài chính) và Sở Hạ tầng và Phát triển đô thị (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GTVT).

Quang Phong

Tag :sáp nhập sở, hợp nhất sở, bỏ một số sở

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

TODAY BEE

Popular Posts